Bắp ngô kỵ với gì? Có thực phẩm nào đại kỵ với bắp ngô không? [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Bắp ngô (còn gọi là trái bắp) là món ăn chứa nhiều chất xơ, chỉ số đường và lượng calo tương đối thấp. Bắp ngô có nhiều màu, phổ biến nhất là màu vàng và trắng. Đây vừa được xem như một loại rau, vừa là loại ngũ cốc nguyên hạt bổ dưỡng. Vậy công dụng của bắp ngô là gì? Bắp ngô kỵ với gì? Mời bạn cùng Harper’s Bazaar Vietnam tìm hiểu nhé.

Công dụng của bắp ngô

Bắp ngô kỵ với gì? Có thực phẩm nào đại kỵ với bắp ngô không?

Ảnh: Unsplash

Bắp ngô kỵ với gì và có công dụng như thế nào? Bắp ngô có vị ngọt nhẹ, hơi béo. Cách chế biến phổ biến nhất của ngô là luộc, nướng, nấu cùng các món canh, hầm. Hạt ngô khi tách riêng còn được chế biến thành nhiều món như rang bơ, ngô xào, làm bánh. Bắp ngô không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng.

Trung bình 100 gam bắp ngô cung cấp 96 calo với các thành phần chính sau:

• Nước: 73%
• Protein: 3,4 gam
• Carbs: 21 gam
• Đường: 4,5 gam
• Chất xơ: 2,4 gam
• Chất béo: 1,5 gam

Tìm hiểu về bắp ngô kỵ với gì, bạn sẽ biết cách tận dụng hết những lợi ích mà món ăn này mang lại. Dưới đây là một số công dụng của bắp ngô.

1. Hỗ trợ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột

Ngô có nhiều chất xơ không hòa tan, giúp làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón. Chất xơ trong bắp ngô cũng hoạt động như một loại prebiotic. Prebiotic giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Từ đó, hệ tiêu hóa có thể phân hủy và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ bắp ngô.

2. Giúp cải thiện sức khỏe mắt

Tìm hiểu bắp ngô kỵ với gì, bạn sẽ thấy đây là món ăn tốt cho mắt. Bắp ngô chứa hai loại chất chống oxy hóa là lutein và zeaxanthin. Hai chất này có khả năng thúc đẩy thị lực và bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh. Một nghiên cứu năm 2017 đã cho kết quả khả quan về mối liên hệ giữa lutein, zeaxanthin và sức khỏe của mắt. Theo đó, việc bổ sung lutein và zeaxanthin có thể ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng ở mắt.

Chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, các phân tử gây viêm mãn tính và bệnh tim. Chất chống oxy hóa cũng giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, chống lại virus, vi khuẩn và nhiễm trùng.

3. Tốt cho tim mạch

Cholesterol cao là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Chất xơ trong ngô có khả năng cải thiện mức cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Theo nghiên cứu, dầu chiết xuất từ ngô là dầu ăn lành mạnh, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Dầu ngô chứa phytosterol, một chất thực vật tự nhiên giúp giảm thiểu lượng cholesterol trong cơ thể.

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn 3 cách làm sữa bắp ngon giảm cân tại nhà

4. Hỗ trợ giảm cân

Hỗ trợ giảm cân

Nếu quan tâm bắp ngô kỵ với gì, hẳn bạn sẽ biết đây là món ăn có thể hỗ trợ giảm cân. Bắp ngô chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cảm giác no, hạn chế tình trạng thèm ăn. Carbohydrate trong ngô là loại carbs lành mạnh, có nguồn gốc thực vật. Bên cạnh đó, lượng chất béo trong bắp ngô khá thấp (1,5 gam chất béo trong 100 gam bắp ngô). Bắp ngô là thực phẩm cung cấp lượng calo vừa phải, ít chất béo, nhiều chất xơ và chứa đường tự nhiên. Vì vậy, bạn có thể bổ sung bắp ngô trong chế độ ăn kiêng.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn bắp ngô với lượng hợp lý, không nên lạm dụng. Bắp ngô vẫn chứa đường và tinh bột, không tốt nếu ăn quá nhiều. Ngoài ra, nếu đang giảm cân, bạn chỉ nên chế biến bắp ngô với ít gia vị nhất có thể. Bạn không nên ăn bắp ngô cùng với nhiều đường, bơ, sữa hoặc chế biến nhiều dầu mỡ.

5. Tốt cho xương

Bắp ngô chứa magie, kali và phốt pho. Đây là những khoáng chất quan trọng cho sự phát triển và duy trì xương khỏe mạnh. Chế độ ăn giàu magie có khả năng làm tăng mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Kali giúp ngăn chặn tình trạng mất xương do loãng xương, thường gặp ở người cao tuổi. Trong khi đó, phốt pho là khoáng chất giúp duy trì cấu trúc và sức mạnh của xương.

>>> Đọc thêm: Ăn ngô luộc có béo không? 3 cách ăn ngô giảm cân hiệu quả

Bắp ngô kỵ với gì?

Bắp ngô kỵ với gì?

Nhiều người thắc mắc bắp ngô kỵ với món gì để biết cách chế biến hợp lý. Các thành phần trong ngô được đánh giá là lành tính, hiếm khi gây ra các triệu chứng ngộ độc. Các phản ứng phụ khi ăn bắp ngô thường đến từ việc ăn quá nhiều. Trong bắp ngô đã có một số dưỡng chất nhất định. Nếu ăn cùng các món ăn nhiều dưỡng chất tương tự, cơ thể có thể quá tải. Vậy bắp ngô kỵ với gì? Bạn nên hạn chế ăn bắp ngô cùng với các thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu tinh bột: Khi ăn bắp ngô, bạn nên cân nhắc việc kết hợp với các thực phẩm khác cũng giàu tinh bột như cơm, khoai tây hoặc pasta. Ăn quá nhiều tinh bột trong một bữa có thể làm tăng lượng đường trong máu và gây khó tiêu.

Thực phẩm chứa nhiều chất béo: Bắp ngô chiên, xào với nhiều bơ, dầu mỡ sẽ làm tăng lượng chất béo. Đồng thời, sự kết hợp này cũng làm giảm giá trị dinh dưỡng và gây nặng bụng.

Thực phẩm có hàm lượng đường cao: Kết hợp bắp ngô với các thực phẩm có hàm lượng đường cao có thể gây tăng lượng đường trong máu. Nếu đang bị tiểu đường, bạn không nên chế biến theo cách này nhé.

>>> Đọc thêm: Bình bát kỵ gì? Cách dùng bình bát an toàn cho sức khỏe

Bắp ngô kỵ với gì? Những ai nên hạn chế ăn bắp ngô?

Những ai nên hạn chế ăn bắp ngô?

Ảnh: Bakd raw by Karolin Baitinger/Unsplash

Mặc dù có nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn nhiều bắp ngô. Nếu thuộc một trong những nhóm người sau, bạn nên ăn ngô với lượng hạn chế thôi nhé.

1. Người mắc bệnh về tiêu hóa

Lượng chất xơ dồi dào trong ngô có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, nhưng chỉ trong trường hợp người có sức khỏe bình thường. Với người đang bị bệnh đường tiêu hóa, chất xơ quá nhiều có thể thành gánh nặng cho dạ dày. Người bị xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, viêm loét dạ dày không nên ăn nhiều bắp ngô.

2. Bắp ngô kỵ với gì? Người bị viêm đại tràng

Bắp ngô chứa cellulose, một dạng chất xơ không hòa tan. Chất này khi đi vào thành ruột sẽ xảy ra tình trạng cọ xát. Từ đó, thành ruột dễ tổn thương, các vết loét đại tràng trở nên trầm trọng hơn.

>>> Đọc thêm: Cà chua kỵ gì? 6 thực phẩm kỵ với cà chua bạn cần biết

3. Bệnh nhân tiểu đường

Người bị tiểu đường có thể ăn được bắp ngô nhưng không nên ăn quá nhiều. Lượng tinh bột và đường trong ngô khi tiêu thụ liều cao dễ khiến chỉ số đường huyết tăng đột biến. Nếu bị tiểu đường, tốt nhất bạn nên ăn ngô luộc hoặc hầm canh. Bạn không nên ăn các món ngô chế biến với đường, sữa.

4. Bắp ngô kỵ với gì? Thanh thiếu niên tuổi dậy thì

Bắp ngô cung cấp lượng calo vừa phải, thích hợp cho người đang trong giai đoạn kiểm soát cân nặng. Trẻ em độ tuổi dậy thì cần các thực phẩm bổ sung nhiều năng lượng. Lượng chất xơ cao khiến bạn có cảm giác no lâu và không muốn ăn thêm. Nếu ăn bắp ngô quá nhiều, trẻ dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng. Để cân bằng dưỡng chất, bạn nên cho trẻ ăn đa dạng. Bạn nên bổ sung bắp ngô vào trong các bữa phụ thay vì bữa chính cho trẻ.

>>> Đọc thêm: Hoa thiên lý kỵ gì? Tránh ngay những thực phẩm kỵ để đảm bảo an toàn

Lưu ý khi ăn bắp ngô

Lưu ý khi ăn bắp ngô

Ảnh: Mohd Hafiz Yahya/Unsplash

Bạn có thể yên tâm khi không có thực phẩm đại kỵ nào trong danh sách bắp ngô kỵ với gì. Khi ăn bắp ngô, bạn nên lưu ý một số điểm sau:

• Bạn chỉ nên ăn khoảng 100 gam hạt bắp mỗi ngày, tương đương 1 trái bắp có kích cỡ trung bình. Bắp ngô chứa nhiều chất xơ, ăn quá nhiều khiến hệ tiêu hóa quá tải. Ngoài ra, tinh bột trong bắp ngô còn sản sinh khí trong đường ruột. Từ đó, bạn có cảm giác đầy hơi, khó tiêu nếu ăn quá nhiều ngô.

• Khi luộc ngô, bạn nên để nguyên cả vỏ và râu ngô. Nước luộc ngô có thể uống được. Nước ngô có khả năng thải độc, chữa viêm đường tiết niệu, giảm sỏi thận. Bạn cần rửa thật sạch ngô trước khi luộc nhé.

• Nếu muốn giảm cân, bạn nên ăn bắp ngô vào buổi sáng hoặc các bữa phụ trong ngày. Bạn không nên ăn ngô vào buổi tối muộn. Lúc này, lượng đường và tinh bột trong ngô dễ tích tụ, gây tăng cân.

• Tốt nhất, bạn nên ăn ngô tươi và chế biến đơn giản. Các món bắp ngô chế biến đóng hộp thường có nhiều phụ gia, không tốt cho sức khỏe.

Tìm hiểu về các thực phẩm đại kỵ giúp bạn biết cách chế biến món ăn an toàn, đảm bảo sức khỏe. Hy vọng các chia sẻ về bắp ngô kỵ với gì sẽ hữu ích với bạn.

>>> Đọc thêm: Trứng gà kỵ gì? 13 thực phẩm không nên kết hợp

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC

[give_form id="2868661"]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

top1brand
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart