Dưa hấu kỵ gì? 4 món ăn, 6 tuýp người cần tránh [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Dưa hấu có vị ngọt, mọng nước, là loại trái cây được yêu thích trong những ngày nắng nóng. Nhiều người cho rằng ăn dưa hấu không cần kiêng kỵ gì. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm không nên ăn cùng với dưa hấu. Vậy dưa hấu kỵ gì? Bài viết sau sẽ chia sẻ thông tin đến bạn.

Giá trị dinh dưỡng của dưa hấu

Giá trị dinh dưỡng của dưa hấu

Ảnh: Pixabay

Dưa hấu không chỉ có tác dụng giải khát mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Để phát huy hết dưỡng chất của dưa hấu, bạn nên lưu ý dưa hấu kỵ gì. Nếu ăn đúng cách, bạn sẽ nhận được các giá trị dinh dưỡng dưới đây.

Dưa hấu bao nhiêu calo? Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam dưa hấu gồm:

• Calo: 30
• Nước: 91%
• Protein: 0,6 gram
• Carbs: 7,6 gram
• Đường: 6,2 gram
• Chất xơ: 0,4 gram
• Chất béo: 0,2 gram
• Vitamin C: 8,1 mg
• Canxi: 7 mg
• Sắt: 0,2 mg
• Vitamin B: 120 µg
• Kali 112 mg
• Natri 1 mg

>>> Đọc thêm: 9 tác hại của dưa hấu khiến sức khỏe giảm sút

Dưa hấu kỵ gì?

Dưa hấu kỵ gì? 4 món ăn, 6 tuýp người cần tránh

Dưa hấu kỵ với gì hay không nên ăn dưa hấu chung với món gì? Ngoài cách ăn trực tiếp, dưa hấu còn được chế biến thành nhiều món khác nhau.

Bạn có thể làm sinh tố, nước ép dưa hấu, kem hoặc salad dưa hấu. Khi chế biến, bạn cần lưu ý một số thông tin về dưa hấu có kỵ với món gì để tránh mắc sai lầm nhé.

1. Dưa hấu kỵ ăn với gì? Chuối

Dưa hấu kỵ với quả gì? Theo khuyến cáo, chuối và dưa hấu là hai món không nên ăn cùng nhau. Cả hai loại trái cây đều chứa nhiều đường và kali. Việc tiêu thụ nhiều đường khiến bạn dễ tăng cân, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trong khi đó, hàm lượng kali cao có thể gây rối loạn nhịp tim, suy thận.

Tuy nhiên, nếu lỡ ăn sinh tố có dưa hấu và chuối, bạn cũng không nên quá lo lắng. Các tác dụng phụ khi ăn dưa hấu và chuối chỉ có khi bạn ăn quá nhiều hay thường xuyên.

2. Dưa hấu kỵ món gì? Hải sản, thịt dê

Hải sản và thịt dê đều là thực phẩm có tính nóng, nhiều protein. Dưa hấu có tính lạnh, 91% là nước. Ăn dưa hấu cùng với hải sản hay thịt dê dễ khiến bạn bị đau bụng, khó tiêu.

Đặc biệt, nếu ăn hải sản tươi sống, bạn có thể bị ngộ độc. Hải sản sống thường chứa nhiều vi khuẩn. Khi gặp môi trường ẩm, nhiều nước của dưa hấu, vi khuẩn có cơ hội phát triển. Từ đó, bạn dễ bị ngộ độc, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

3. Dưa hấu kỵ gì? Sữa chua

Sữa chua ăn cùng trái cây là món ăn ngon miệng, thanh mát, được nhiều người yêu thích. Dưa hấu là một trong số những loại trái cây thường ăn cùng với sữa chua.

Có thông tin cho rằng, sữa chua là món “kỵ” với dưa hấu. Ăn sữa chua cùng dưa hấu, bạn sẽ bị đau bụng, khó tiêu, đi ngoài, đau dạ dày. Tình trạng này thường gặp ở người bụng yếu, lạnh bụng hoặc đang có vấn đề về tiêu hóa.

Hiện vẫn chưa có khuyến cáo cụ thể về việc không được ăn sữa chua cùng dưa hấu. Tốt nhất, nếu thấy bụng không khỏe, bạn nên hạn chế kết hợp hai thực phẩm này nhé.

4. Dưa hấu kỵ gì? Nước có ga

Nước có ga chứa nhiều khí CO2. Dưa hấu lại có nhiều nước và chất xơ. Ăn dưa hấu và uống nước có ga sẽ hình thành lượng khí lớn trong dạ dày. Từ đó, bạn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, thậm chí bị trào ngược dạ dày.

Bên cạnh đó, cả nước có ga và dưa hấu đều có tác dụng lợi tiểu. Điều này có thể gây bất tiện cho bạn trong một số tình huống.

>>> Đọc thêm: Ăn dưa hấu nóng hay mát, có gây nổi mụn không?

Dưa hấu “không hợp” với những ai?

Biết được dưa hấu kỵ gì, bạn có thể tìm hiểu thêm một số nhóm người nên hạn chế ăn dưa hấu.

1. Người thận yếu

Người thận yếu

Nếu đang gặp các vấn đề về thận, bạn không nên ăn nhiều dưa hấu. Khi thận yếu, khả năng bài tiết nước sẽ yếu đi. Dưa hấu là loại quả chứa nhiều nước. Việc ăn nhiều dưa hấu càng làm tăng áp lực bài tiết lên thận. Nước không kịp bài tiết sẽ tích trữ gây phù chân, suy thận.

2. Người viêm loét dạ dày

Theo Đông y, viêm loét dạ dày thường do nóng trong gây ra. Trong khi đó, dưa hấu có tác dụng lợi tiểu. Khi ăn nhiều dưa hấu, lượng nước cần thiết để phục hồi chỗ viêm loét bị đào thải. Điều này khiến bệnh càng lâu khỏi.

3. Dưa hấu kỵ với gì? Người nhiệt miệng

Tương tự như viêm loét dạ dày, bệnh nhiệt miệng cũng xuất phát từ nguyên nhân nóng trong. Vì vậy, khi bị loét miệng, bạn không nên ăn quá nhiều dưa hấu.

>>> Đọc thêm: Hoa thiên lý kỵ gì? Tránh ngay những thực phẩm kỵ để đảm bảo an toàn

4. Dưa hấu kỵ gì? Người bị bệnh tiểu đường

Dưa hấu có vị ngọt, 100 gam chứa đến 6.2 gam đường. Ăn quá nhiều dưa hấu có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Người bị tiểu đường nên kiểm soát lượng đường hấp thụ mỗi ngày. Nếu lỡ ăn nhiều dưa hấu, bạn nên cân nhắc cắt giảm các món ngọt khác trong khẩu phần ăn nhé.

5. Phụ nữ mang thai

Tiểu đường thai kỳ là một trong những điều mà phụ nữ mang thai cần tránh. Phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn dưa hấu nhưng không nên ăn quá nhiều. Đồng thời, bạn nên theo dõi chỉ số đường huyết chặt chẽ để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, nhiều người thích ăn dưa hấu để lạnh. Nếu đang mang thai, cách ăn này có thể khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy.

6. Người bị cảm lạnh

Dưa hấu là trái cây có tính hàn, tác dụng giải nhiệt. Chính vì đặc tính này mà người cảm lạnh không nên ăn dưa hấu. Khi nhiệt độ cơ thể đang thấp, ăn dưa hấu dễ làm bạn bị lạnh thêm.

>>> Đọc thêm: Ăn dưa hấu có béo không? Thực đơn giảm cân 7 ngày bằng dưa hấu

Dưa hấu kỵ gì? Ăn thế nào cho đúng?

Dưa hấu kỵ gì? Ăn thế nào cho đúng?

Ngoài cách ăn trực tiếp, dưa hấu còn được chế biến làm sinh tố, nước ép dưa hấu, salad hay làm chất tạo màu. Vậy có lưu ý gì khi ăn dưa hấu không? Bạn tham khảo một số thông tin sau nhé.

1. Không nên ăn dưa hấu quá sát bữa ăn

Bạn không nên ăn dưa hấu ngay trước hoặc ngay sau bữa ăn chính. Nguyên nhân là do dưa hấu chứa nhiều nước. Lượng nước này có khả năng làm loãng dịch tiêu hóa trong dạ dày. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Tốt nhất, bạn nên ăn dưa hấu trong bữa phụ, hoặc sau bữa chính khoảng 1 giờ.

2. Dưa hấu kỵ với những gì? Không ăn quá nhiều

Dưa hấu có tính hàn, ăn nhiều có thể bị lạnh bụng. Lượng đường trong dưa hấu cũng không tốt cho người bị tiểu đường. Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên ăn tối đa 400 – 500 gam dưa hấu mỗi ngày. Đặc biệt, bạn nên chia đều, không nên ăn hết khẩu phần trong một lần.

3. Không nên ăn dưa hấu quá lạnh

Dưa hấu là trái cây có tác dụng giải khát. Để tăng phần mát lạnh, nhiều người có thói quen bảo quản dưa hấu trong tủ mát thật lâu rồi mới ăn. Cách ăn này thường gây ra tình trạng đau bụng, thậm chí ngộ độc.

Thứ nhất, dưa hấu có tính hàn, bản thân đã có vị ngọt mát. Khi trữ lạnh lâu, hơi lạnh sẽ ngấm vào khiến dưa càng lạnh hơn. Ăn dưa hấu quá lạnh dễ làm buốt răng, đau họng, tổn thương dạ dày.

Thứ hai, thịt dưa hấu thường mềm. Khi để trong tủ lạnh, dưa thường bị úng, thịt nhũn ra. Đây là điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Vì vậy, tốt nhất, bạn nên ăn dưa hấu ngay khi vừa cắt ra. Nếu bảo quản lạnh, bạn nên ăn trong vòng 24 giờ. Điều quan trọng nữa là, nếu thấy dưa hấu bị dập, úng, bạn tuyệt đối không ăn nhé.

4. Dưa hấu kỵ gì? Không ăn dưa hấu bổ ra quá lâu

Ngoài việc không bảo quản dưa hấu trong tủ lạnh quá lâu, bạn cũng nên tránh ăn dưa hấu để ngoài lâu. Thịt dưa hấu có vị ngọt, màu sắc bắt mắt. Sau khi cắt ra, dưa hấu rất dễ bị côn trùng hay vi khuẩn xâm nhập. Nếu để dưa đã cắt ngoài không khí quá lâu, bạn không nên ăn nhé.

5. Không nên ăn dưa hấu vào buổi tối

Thời điểm trước khi đi ngủ đêm, bạn không nên ăn nhiều dưa hấu. Lượng nước trong dưa có thể khiến bạn đi tiểu nhiều lần, ảnh hưởng giấc ngủ. Ngoài ra, lượng đường còn có thể tích trữ, gây tăng cân.

Dưa hấu là loại quả có vị ngon ngọt, mọng nước, tác dụng giải khát hiệu quả. Tìm hiểu dưa hấu kỵ gì giúp bạn tránh được một số cách ăn chưa đúng. Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài sẽ bổ ích cho bạn.

>>> Đọc thêm: Trứng gà kỵ gì? 13 thực phẩm không nên kết hợp

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC

[give_form id="2868661"]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

top1brand
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart