[bsa_pro_ad_space id=5]

[bsa_pro_ad_space id=5]

Thận trọng với 7 tác hại của vitamin B1 đối với sức khỏe [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Ngoài ra, tác hại của vitamin B1 khi dùng sai cách cũng là điều bạn nên biết. Cùng Bazaar Vietnam giải đáp mọi thắc mắc nhé!

Contents

Vitamin B1 là gì?

tác hại của vitamin B1

Vitamin B1 hay còn gọi là thiamine, một loại vitamin cơ thể cần cho sự tăng trưởng, phát triển và chức năng tế bào. Đồng thời, vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.

Giống như các loại vitamin B khác, vitamin B1 hòa tan trong nước. Do đó, nó không tồn tại lâu trong cơ thể bạn. Thông thường, cơ thể chỉ dự trữ lượng thiamine đủ dùng trong 20 ngày. Do đó, bạn cần bổ sung vitamin B1 thường xuyên để phòng tránh tác hại của việc thiếu vitamin B1.

Vitamin B1 thường có nhiều trong các loại thực phẩm:

• Cơm trắng hoặc mì trứng
• Ngũ cốc ăn sáng
• Thịt lợn
• Cá hồi
• Đậu đen
• Hạt hướng dương
• Bí đao
• Sữa chua
• Bánh mì
• Ngô

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA LÁ ỔI BẠN NÊN THẬN TRỌNG KHI UỐNG

Tác hại của vitamin B1 là gì?

vitamin B1

Thiamine không thể tồn tại lâu trong cơ thể. Do đó, các nghiên cứu cho thấy việc bổ sung thiamin thường không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, ngay cả với liều cao.

Khi vitamin B1 được tiêm vào tĩnh mạch, chúng có nguy cơ xảy ra phản ứng dị ứng (dù ít gặp). Dị ứng với vitamin B1 biểu hiện ở các triệu chứng:

• Ho ra máu hoặc nôn mửa
• Đau ngực, khó thở
• Phân đen, có máu
• Môi chuyển màu xanh
• Đổ mồ hôi, phát ban hoặc ngứa nhẹ
• Đau hoặc có cục cứng nơi tiêm thiamine
• Sưng mặt, môi hoặc mí mắt

Ngoài ra, một số loại thuốc có thể làm cạn kiệt lượng thiamine trong cơ thể.

Ví dụ, thuốc lợi tiểu Lasix, có thể làm tăng bài tiết thiamine qua nước tiểu.

Thuốc hóa trị Fluorouracil cũng có thể tăng sự phân hủy thiamine. Vậy nên nếu bạn dùng các loại thuốc này cần bổ sung thiamine để duy trì sức khỏe.

>>> Đọc thêm: CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA LÁ MƠ LÔNG NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT

Tác hại của thiếu vitamin B1

Vitamin B1 có tác dụng gì

Ảnh: Vecteezy

1. Gây chán ăn

Tác hại của vitamin B1 khi không bổ sung đủ gây mất cảm giác thèm ăn. Đó là vì thiamine đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các tín hiệu đói và no trong não. Thiếu hụt vitamin B1 khiến bạn cảm thấy no dù thực tế bạn chưa ăn gì. Kết quả dẫn đến chán ăn và không nạp đủ dưỡng chất vào cơ thể.

2. Tác hại của thiếu vitamin B1 gây mệt mỏi

Tác dụng của vitamin B1 là chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Không có đủ thiamine trong cơ thể sẽ không thể tạo ra nhiều năng lượng để sử dụng cho các hoạt động thường ngày. Kết quả là bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, ủ rũ.

3. Tác hại của vitamin B1 gây cáu kỉnh, khó chịu

Thiếu thiamine gây ra một số thay đổi trong tâm trạng, khiến bạn dễ cáu kỉnh hoặc khó chịu. Đặc biệt, trẻ bị thiếu hụt vitamin B1 thường có biểu hiện khó chịu ngày một tăng lên.

4. Tổn thương thần kinh

Một trong những tác hại của uống vitamin B1 không đủ và kéo dài là tổn thương dây thần kinh, hay còn gọi là bệnh thần kinh (beriberi).

Có hai loại bệnh beriberi có thể xảy ra: bệnh beriberi ướt và bệnh beriberi khô. Bệnh beriberi thể ướt bao gồm suy tim, trong khi bệnh beriberi khô xảy ra mà không gây suy tim. Bệnh beriberi ướt được xem là trường hợp khẩn cấp và có thể dẫn đến tử vong trong vòng vài ngày nếu không được điều trị.

Triệu chứng tiềm ẩn của bệnh beriberi là: mất cảm giác ở bàn chân và ngón tay, chân tay ngứa ran, yếu cơ, tim đập loạn nhịp, khó thức dậy, rối loạn tâm thần, tay chân không thể phối hợp, tê liệt thân dưới (không thể cử động chân).

5. Mất thị lực

Vì tác dụng của vitamin B1 là duy trì các dây thần kinh khỏe mạnh nên sự thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác. Cụ thể, dây thần kinh thị giác bị sưng dẫn đến mờ mắt. Nếu không được điều trị kịp thời, tổn thương này dẫn đến nguy cơ mất thị lực. Mặc dù điều này khá hiếm nhưng bạn cũng nên cẩn trọng với tác hại của vitamin B1.

6. Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn có thể là triệu chứng liên quan đến tác hại của thiếu vitamin B1.

7. Mê sảng

Thiếu thiamine có nguy cơ gây mê sảng với biểu hiện:

• Lú lẫn
• Giảm khả năng nhận thức về môi trường xung quanh
• Không có khả năng suy nghĩ rõ ràng

Thiếu thiamine nghiêm trọng có liên quan đến sự phát triển của hội chứng Wernicke-Korsakoff (WKS), gây tổn thương não với triệu chứng: mê sảng, lú lẫn, ảo giác. WKS thường xảy ra với người bị nghiện rượu.

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM

Tác dụng của vitamin B1 là gì?

Tốt cho tim mạch

Cơ thể bạn cần vitamin B1 để tạo ra adenosine triphosphate (ATP). Tất cả các tế bào trong cơ thể đều sử dụng và lưu trữ ATP để tạo năng lượng.

Tác dụng của vitamin B1 đã đủ quan trọng. Nhưng nghiên cứu cho thấy vitamin B1 cũng có thể mang lại 9 lợi ích sức khỏe sau:

1. Tốt cho tim mạch

Theo các chuyên gia, không nhận đủ thiamine có thể ảnh hưởng đến hoạt động tốt của tim. Từ đó gây ra chứng suy tim sung huyết, phù nề, khó thở và nổi tĩnh mạch ở cổ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung thiamine mỗi ngày có thể cải thiện những triệu chứng này.

2. Tác dụng của vitamin B1 giữ hệ thần kinh khỏe mạnh

Bổ sung đủ vitamin B1 có thể ngăn chặn và đẩy lùi tổn thương hệ thần kinh. Hệ thống thần kinh gửi tín hiệu từ não đến cơ thể, cho cơ thể biết phải làm gì. Chúng kiểm soát chuyển động, suy nghĩ và phản ứng cơ thể, chẳng hạn như hơi thở và tiêu hóa. Vitamin B1 giúp cơ thể nhận biết rõ những tín hiệu từ não.

3. Ngăn ngừa bệnh liên quan đến não

Bộ não của bạn cũng cần năng lượng do thiamine tạo ra để giúp bạn suy nghĩ và ghi nhớ. Tác hại của vitamin B1 khi không bổ sung đủ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ, gây ra các triệu chứng tương tự bệnh Alzheimer.

4. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Một số chuyên gia gọi vitamin B1 là “vitamin chống căng thẳng”. Chúng giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh và giảm thiểu tình trạng viêm do căng thẳng gây ra. Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có thể bảo vệ cơ thể bạn tốt hơn khỏi vi trùng, nhiễm trùng và bệnh tật.

5. Tác dụng của vitamin B1 bảo vệ mắt

Tác hại của uống vitamin B1 không đủ có thể gây bệnh đục thủy tinh thể hoặc các vấn đề về thị lực. Vậy nên, bạn cần ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều loại vitamin này để bảo vệ đôi mắt luôn sáng khỏe. Tìm hiểu thêm tác dụng của vitamin B1 cho da và tóc.

6. Cải thiện lượng đường trong máu

Một số nghiên cứu cho thấy người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 thường có nồng độ thiamine thấp. Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu xem liệu việc tăng mức thiamine thông qua các chất bổ sung có thể cải thiện lượng đường trong máu và khả năng dung nạp glucose hay không.

7. Tác dụng của vitamin B1 giảm tác hại của nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết, một phản ứng nghiêm trọng đối với nhiễm trùng, có nguy cơ gây tử vong nếu nồng độ vitamin B1 của bạn thấp. Cùng với vitamin C, thiamine làm giảm tác hại của nhiễm trùng huyết. Nó cũng giúp giảm nguy cơ suy thận thường do nhiễm trùng.

8. Chống trầm cảm

Uống bổ sung vitamin B1 cùng với thuốc chống trầm cảm rất tốt cho bệnh trầm cảm. Vitamin B1 giúp giảm triệu chứng nhanh hơn, đồng thời ổn định tâm trạng. Tác hại của vitamin B1 bị thiếu hụt cũng có liên quan đến tâm trạng kém.

9. Tác dụng của vitamin B1 cải thiện cơn đau

Một liều vitamin B1 và ​​​​B12 (Methylcobalamin) có thể giúp cải thiện cơn đau thần kinh ở những người mắc bệnh tiểu đường. Từ đó giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau.

>>> Đọc thêm: CẦN BIẾT 12 TÁC HẠI CỦA CHUỐI ĐỂ TRÁNH ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE

Cách phòng tránh tác hại của uống vitamin B1

Vitamin B1 có trong những thực phẩm nào

Bạn không nên sử dụng thiamine nếu bạn đã từng bị dị ứng với nó. Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra ra sau tiêm vitamin B1, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thiamine nếu bạn có bất kỳ tình trạng bệnh lý nào. Nếu bạn được tư vấn cần tiêm vitamin B1, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị bệnh thận.

Sử dụng vitamin B1 theo hướng dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng với số lượng lớn hơn hoặc ít hơn hoặc lâu hơn mức khuyến nghị.

Bảo quản vitamin B1 ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, nóng và ánh sáng. Bạn không sử dụng khi đã hết hạn để tránh tác hại của vitamin B1. Tìm hiểu thêm Cách ủ tóc bằng vitamin B1.

>>> Đọc thêm: 4 TÁC HẠI CỦA GẠO LỨT ẢNH HƯỞNG KHÔNG TỐT ĐẾN SỨC KHỎE

Giải đáp các thắc mắc về vitamin B1

tác hại của thiamine

1. Nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin B1 là gì?

Tuổi tác: Khi bạn già đi, tình trạng thiếu hụt vitamin có thể phổ biến hơn, bao gồm cả thiếu hụt thiamine.

Rối loạn sử dụng rượu: Đồ uống có chứa ethanol ngăn cản sự hấp thụ vitamin B1. Những người bị rối loạn sử dụng rượu cũng có khả năng bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất khác.

Phẫu thuật giảm cân: Dẫn đến các vấn đề về hấp thu vitamin và khoáng chất.

Bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 thường có lượng thiamine thấp. Giả thuyết cho rằng thiamine không được hấp thụ tốt vì nó được thận xử lý quá nhanh.

HIV/AIDS: Các biến chứng của HIV/AIDS có thể dẫn đến thiếu hụt một số loại vitamin và khoáng chất khác nhau, bao gồm cả vitamin B1.

2. Nên bổ sung bao nhiêu vitamin B1?

Chế độ ăn uống khuyến nghị lượng vitamin B1 sẽ tăng theo độ tuổi như sau:

• Sơ sinh đến 6 tháng: 0,2 mg
• 7–12 tháng: 0,3 mg
• 1–3 tuổi: 0,5 mg
• 4–8 tuổi: 0,6 mg
• 9–13 tuổi: 0,9 mg
• 14–18 tuổi: Nam 1,2 mg; nữ 1,0 mg
• 19–50 tuổi: Nam 1,2 mg; nữ 1,1 mg
• 51 tuổi trở lên: Nam 1,2 mg; nữ 1,1 mg
• Khi mang thai: 1,4 mg
• Trong thời kỳ cho con bú: 1,4 mg

3. Bạn có cần bổ sung vitamin B1 không?

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu thiamine có thể đảm bảo bạn có đủ vitamin B này. Nếu bạn lo lắng về tác hại của thiếu vitamin B1, hãy yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ thiamine.

4. Có thể uống vitamin B1 hàng ngày được không? Uống vào buổi nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn là uống mỗi ngày một lần. Bạn có thể uống vitamin B1 vào bất kỳ lúc nào. Loại vitamin này không cần phải ăn cùng với thức ăn mới được hấp thụ.

Vitamin B1 là một loại vitamin rất quan trọng đối với các chức năng thiết yếu của cơ thể. Tác hại của vitamin B1 khi không được bổ sung đầy đủ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Một chế độ ăn uống lành mạnh luôn là cách tốt nhất để bạn nhận được đầy đủ vitamin. Tìm hiểu Ăn gì để bổ sung vitamin B1?

>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC

[bsa_pro_ad_space id=2] [give_form id="2868661"]
[bsa_pro_ad_space id=2]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

top1brand
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart